Đặt hẹn miễn phí:
18006714
- 0866749118
Thời gian làm việc:
08h:00 - 20h:00
Email:
phongkhamdakhoathudo@gmail.com

Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không?

Trách nhiệm của chúng tôi: Phòng khám Thủ Đô Vĩnh phúc hội tụ 1 dàn y bác sỹ nổi tiếng đến từ Hà Nội, dốc sức nâng cao trình độ y học tại địa bàn Vĩnh Phúc, giúp người dân tại đây không cần đi Hà Nội cũng có thể được hưởng dịch vụ y tế tiên tiến ngang tầm.
Điểm trung bình: 9/10 (249 lượt đánh giá)
Người tham vấn : BS Trang
Lượt xem : 13282

Có rất nhiều người không biết mình nhiễm chlamydia vì bệnh thường không có triệu chứng. Đối với người có quan hệ tình dục, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên làm xét nghiệm cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng năm. Việc hiểu rõ và phát hiện bệnh kịp thời sẽ giúp bạn điều trị chlamydia hiệu quả, tránh các biến chứng nghiêm trọng. Để biết bệnh chlamydia có chữa khỏi được không, bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi bài biết dưới đây.

Tới tư vấn

BỆNH CHLAMYDIA LÀ GÌ?

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến (STI) do vi khuẩn gây ra. Những người mắc bệnh chlamydia thường không có các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Do đó, rất nhiều người không phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên, chlamydia có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe sau này, bao gồm ảnh hưởng đến khả năng mang thai hoặc thậm chí gây nguy hiểm trong thai kỳ.

Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, hãy làm xét nghiệm chlamydia và các bệnh lây truyền khác. Bệnh cũng lây truyền khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn. Nếu mẹ bầu nhiễm chlamydia trong khi mang thai có thể truyền bệnh cho trẻ sơ sinh. Trong các trường hợp hiếm, bạn có thể mắc chlamydia ở mắt do tiếp xúc với miệng hoặc bộ phận sinh dục.

CHẨN ĐOÁN BỆNH CHLAMYDIA

Đối tượng nên xét nghiệm bệnh

Bạn sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nếu bị nhiễm chlamydia. Do đó, bạn nên làm các xét nghiệm tầm soát bệnh nếu cho rằng mình có nguy cơ. Các đối tượng có thể làm xét nghiệm chlamydia gồm:

  • Phụ nữ từ 25 tuổi trở xuống có quan hệ tình dục: Phụ nữ trong độ tuổi này thường có nguy cơ cao hơn nhiễm chlamydia, vì vậy họ nên kiểm tra tầm soát hàng năm. Ngay cả khi bạn đã làm xét nghiệm, hãy kiểm tra một lần nữa nếu bạn có bạn tình mới.
  • Phụ nữ mang thai: Bạn nên làm xét nghiệm chlamydia trong lần khám thai đầu tiên. Nếu bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao – do thay đổi bạn tình hoặc nhiễm trùng từ người bạn đời – hãy kiểm tra lại trong thai kỳ.
  • Phụ nữ và nam giới có nhiều bạn tình: Hãy làm xét nghiệm chlamydia thường xuyên nếu bạn có nhiều bạn tình, không mang bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc nếu bạn quan hệ tình dục đồng giới nam. Các nguy cơ cao khác là có một nhiễm trùng lây qua đường tình dục khác và tiếp xúc với người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Các xét nghiệm chẩn đoán và tầm soát bệnh chlamydia

Các xét nghiệm chấn đoán và tầm soát bệnh tương đối đơn giản, bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ phân tích mẫu nước tiểu trong phòng thí nghiệm để phát hiện sự hiện diện của nhiễm trùng này.
  • Xét nghiệm bằng miếng gạc: Đối với phụ nữ, bác sĩ dùng một miếng gạc để lấy dịch từ cổ tử cung nhằm kiểm tra môi trường hoặc kháng nguyên cho chlamydia. Điều này có thể được thực hiện trong xét nghiệm Pap định kỳ. Một số phụ nữ có thể đề nghị tự lấy dịch từ cổ tử cung theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đối với nam giới, bác sĩ sẽ chèn một miếng gạc mỏng vào miệng niệu đạo để lấy mẫu xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy mẫu ở hậu môn.

Nếu đã được điều trị nhiễm chlamydia ban đầu, bạn nên làm xét nghiệm lại sau khoảng 3 tháng.

Tới tư vấn

BỆNH CHLAMYDIA CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?

Sau khi được chẩn đoán, hầu hết mọi người đều hoang mang không biết bệnh chlamydia có chữa khỏi được không. Thực tế, nếu bạn được chẩn đoán bị nhiễm chlamydia, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Bạn sẽ dùng một liều azithromycin hoặc doxycycline 2 lần mỗi ngày, trong 7–14 ngày dù có hoặc không có HIV.

Khi điều trị, tình trạng nhiễm trùng sẽ hết trong khoảng 1 tuần. Bạn không quan hệ tình dục trong ít nhất 7 ngày cho đến khi uống hết thuốc và không ngừng thuốc kháng sinh ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn.

Bác sĩ sẽ khuyên bạn tình của bạn cũng được điều trị để ngăn ngừa tái nhiễm và lây lan bệnh.

Phụ nữ bị nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu, có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc nhập viện để được tiêm tĩnh mạch thuốc kháng sinh. Một số bệnh nhiễm trùng vùng chậu nặng có thể cần phẫu thuật ngoài liệu pháp kháng sinh.

Bạn nên kiểm tra lại sau 3 tháng để chắc chắn nhiễm trùng đã biến mất, ngay cả khi bạn tình của bạn đã được điều trị và không bị nhiễm trùng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không điều trị bệnh?

Nếu không điều trị nhiễm chlamydia, bạn có nguy cơ gặp phải những biến chứng của bệnh như sau:

  • Đối với phụ nữ: Nếu không được điều trị, nhiễm chlamydia có thể gây bệnh viêm vùng chậu, dẫn đến tổn thương ống dẫn trứng (các ống nối buồng trứng với tử cung) hoặc thậm chí gây vô sinh. Nhiễm chlamydia không được điều trị cũng có thể làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. Hơn nữa, bệnh có thể gây sinh non và nhiễm trùng truyền từ mẹ sang con trong khi sinh, dẫn đến nhiễm trùng mắt, mù lòa hoặc viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
  • Đối với nam giới: Chlamydia có thể gây ra viêm niệu đạo không do lậu (NGU) – nhiễm trùng niệu đạo, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm trực tràng và cũng dẫn đến vô sinh nếu bệnh trở nặng.

PHÒNG NGỪA BỆNH CHLAMYDIA

Để ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ nhiễm chlamydia, bạn nên:

♦ Có đời sống tình dục an toàn, lành mạnh, không nên có nhiều bạn tình, không quan hệ tình dục với gái mại dâm, sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục

♦ Nếu nghi ngờ lây nhiễm hoặc có biểu hiện bất thường đối với cơ thể, đừng ngại ngần hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để sức khỏe của bạn được bảo vệ tốt nhất.

♦ Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm chlamydia hoặc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào khác, bạn nên thông báo cho tất cả bạn tình gần đây của mình để họ có thể gặp bác sĩ và điều trị.

♦ Do bệnh chlamydia thường xảy ra mà không có triệu chứng, nên người bị nhiễm bệnh có thể vô tình lây nhiễm cho bạn tình của họ. Do đó, nếu bạn có nhiều bạn tình, nên thường xuyên làm xét nghiệm chlamydia.

♦ Hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để khám sức khỏe định kì, nhằm phát hiện bệnh sớm để có phương án điều trị bệnh hiệu quả.

Cơ sở khám chữa bệnh xã hội uy tín

Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô Vĩnh Phúc là đơn vị y tế chuyên khoa được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả thăm khám và chẩn đoán nhanh chóng, chính xác. Với đội ngũ bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng phương pháp điều trị tiên tiến mang lại hiệu quả cao cho người bệnh và chất lượng dịch vụ y tế chuyên nghiệp. Phòng khám đa khoa Thủ Đô Vĩnh Phúc hoàn toàn là địa chỉ lý tưởng cho người bệnh khi khám chữa bệnh xã hội nói chung và bệnh chlamydia nói riêng.

Nếu bạn còn thắc mắc về Bệnh chlamydia có chữa khỏi được không, hãy liên hệ tới bác sĩ chuyên khoa phòng khám Thủ Đô Vĩnh Phúc để được giải đáp miễn phí bằng các cách sau:

  • Gọi tới Hotline 1800 6714
  • Click vào khung tư vấn trực tuyến dưới đây
  • Đến trực tiếp phòng khám tại số 88 Nguyễn Tất Thành, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Tới tư vấn

Đánh giá bệnh nhân về phòng khám
Đánh giá
Đánh giá
Đánh giá
Đánh giá

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

LƯU Ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, vì thế bạn nên đến thăm khám trực tiếp tại phòng khám hoặc bỏ ra vài phút để tư vấn trực tuyến với chuyên gia, qua đó lựa chọn cho mình phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Khi đặt lịch khám online bạn sẽ được miễn phí khám lâm sàng, ưu tiên khám trước và được nhận nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn khác.

Bác sĩ đang yêu cầu được chát với bạn !